Quy trình bảo dưỡng xe máy chuẩn nhất

Quy trình bảo dưỡng xe máy hoàn chỉnh gồm những gì? Chia sẻ quy trình bảo dưỡng xe máy đầy đủ nhất nên biết khi đi bảo dưỡng xe máy.

Xe máy sau một thời gian sử dụng cần phải bảo dưỡng để xe vận hành êm ái và tăng tuổi thọ. Sau đây Kinh Nghiệm Mua Bán sẽ giới thiệu các quy trình bảo dưỡng xe máy chuẩn nhất.

1. Bảo dưỡng định kỳ xe máy cơ bản

Quy trình bảo dưỡng xe máy
Quy trình bảo dưỡng xe máy

Thông thường, xe máy cần được bảo dưỡng định kỳ 2000km. Việc bảo dưỡng định kỳ này rất đơn giản chỉ cần kiểm tra các bộ phận phanh, lốp và thay dầu dớt.

1.1. Bước 1: Thay dầu nhớt

Việc đơn giản để bảo dưỡng xe đó chính là thay dầu nhớt. Thay dầu thường xuyên giúp động cơ được bôi trơn và hoạt động êm ái đồng thời tăng tuổi thọ cho xe.

1.2. Bước 2: kiểm tra áp suất lốp

Lốp cần có áp suất ổn định để vỏ lốp bền. Nếu lốp không đủ áp suất sẽ khiến lốp nhanh hỏng, nguy hiểm khi chạy ở tốc độ cao.

1.3. Bước 3: Thay dầu phanh và má phanh

Má phanh là bộ phận nhanh hao mòn nhất trên xe máy. Má Phanh thường phải thay định kỳ sau 20.000km. Để giúp cho phanh và má phanh vận hành êm ái bạn cần thay dầu thường xuyên.

Nếu không bảo dưỡng má phanh thường xuyên sẽ dẫn đến hỏng các bộ phận liên quan. Trường hợp nặng nhất là hỏng đĩa phanh.

Xem thêm: Cách xử lý các lỗi thường gặp ở pô xe máy

2. Quy trình bảo dưỡng xe máy tổng quát

Ngoài các bộ phận cần bảo dưỡng định kỳ như trên, bạn cũng cần kiểm tra tổng quát xe máy thường xuyên. Kinh Nghiệm Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn quy trình bảo dưỡng xe máy tổng quát.

2.1. Bước 1: Các bộ phận ở đầu xe máy

Xe máy có nhiều bộ phận nên quy trình bảo dưỡng khá phức tạp. Trước tiên chúng ta đến với bộ phận đầu xe.

Các bộ phận bảo dưỡng ở đầu xe bao gồm: cân hai vành, sơn chống rỉ hai vành, sơn chống rỉ gầm xe, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc, phanh trước, chỉnh còi, dây công tơ mét, tra dầu tay ga cũng như dây ga.

Sau một thời gian dài sử dụng vành xe và cổ phuốc  sẽ có dấu hiệu lệch nên bạn cần đưa ra thợ cân chỉnh lại. Nếu không di chuyển trên đường sẽ nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp đến tay lái.

Nên tra sơn chống rỉ trên các bộ phận vành, gầm xe tránh bị xuống cấp và ngoại hình luôn như mới. Khá nhiều người sử dụng xe máy thường bỏ qua chi tiết này trong quy trình bảo dưỡng xe máy.

Nếu vành xe bị rỉ sẽ không chịu được tác động mạnh, không tải được trọng lượng lớn khiến vành xe bị gãy. Trường hợp di chuyển với tốc độ cao thì hậu quả khôn lường.

Việc tra dầu tay ga và dây ga giúp cho việc lên ga sẽ êm ái không bị giật. Nếu tay và dây ga bị giật khiến bạn không làm chủ được tốc độ, nguy hiểm đến bản thân và người đi đường.

Sau một thời gian sử dụng bên trong đùm xe thường bị bám bụi, giảm khả năng phanh của xe. Lúc này bạn nên loại bỏ bụi bám và tra dầu. Nếu phanh kêu cót két nghĩa là má phanh đã bị mòn, bạn nên thay má phanh tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Bên cạnh đó, các bộ phận như giảm sóc, phanh trước, công tơ mét cũng cần bảo dưỡng thường xuyên để xe có trạng thái tốt nhất.

2.2. Bước 2: Hệ thống nhiên liệu và hệ thống điện

Các bộ phận cần kiểm tra ở hệ thống nhiên liệu và hệ thống điện là: bầu gió, bộ chế hòa khí, hệ thống phun xăng, cảm biến Oxy (dành cho các xe phun xăng điện tử), ắc quy, hệ thống đánh lửa, bugi.

Các bộ phận này nên 3000km bảo dưỡng một lần. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống nhiên liệu giúp xe tiết kiệm nhiên liệu tối đa trong quá trình vận hành.

Theo thời gian, hệ thống điện sẽ giảm công năng vì sức nóng của động cơ hoặc tác động bên ngoài (nước, bụi). Sạc định kỳ giúp tăng tuổi thọ cho ắc-quy. Hệ thống đánh lửa hoạt động tốt giúp khởi động và vận hành êm ái hơn.

Nếu bugi đen, bám bẩn cũng cần thay. Xe sẽ không bị chết máy đột ngột hoặc không khởi động được xe.

2.3. Bước 3: Khung sườn – Truyền động

Các bộ phận cần bảo dưỡng là xích (căn chỉnh, bôi trơn), phanh sau, giảm sóc sau, cân và sơn chống rỉ vành sau, bu lông…

Hệ thống truyền động là bộ phận dễ bị bám bụi và gây mòn nhất. Vì vậy chủ xe nên kiểm tra định kỳ để bôi trơn giúp xe chạy êm ái và tăng tuổi thọ.

2.4. Bước 4: Phần động cơ

Các bộ phận cần bảo dưỡng ở phần động cơ là bộ lọc khí, bộ chỉnh chế độ nhiên liệu, lọc xăng, lọc gió, ly hợp.

Xe chạy có tiếng lạ thường là dấu hiệu của hỏng động cơ. Trước tiên bạn nên kiểm tra bugi có hoạt động tốt không.

Tiếp theo hãy để ý đến khí thải từ ống xả. Động cơ hoạt động bình thường ống xả xe thải ra khói không màu. Còn nếu khí thải ra màu trắng tức là động cơ gặp vấn đề. Bạn nên sửa chữa ngay tránh hư động cơ.

Lọc gió có chức năng đưa luồng khí sách vào khoang nhiên liệu để đốt cháy. Lọc gió bám bụi sẽ không đốt cháy hết được nhiên liệu gây tốn xăng. Bạn nên thay lọc gió định kỳ 10.000km một lần.

Hy vọng chia sẻ quy trình bảo dưỡng xe máy của Kinh Nghiệm Mua Bán sẽ giúp bạn vận hành và tăng tuổi thọ của xe.

Rate this post