Kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn tuyệt đối

Chia sẻ những kinh nghiệm mua nhà giấy tay và những lưu ý quan trọng để tránh bị lừa.

Mua nhà giấy tay là hình thức giao dịch bất động sản phổ biến hiện nay, nhất là tại các vùng nông thôn. Mua bán chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau, bởi vậy nó tiềm ẩn không ít những rủi ro. Làm sao để mua nhà giấy tay an toàn, đúng luật? Tham khảo ngay những kinh nghiệm mua nhà giấy tay dưới đây của Kinh nghiệm Mua Bán nếu bạn cũng đang có ý định sở hữu ngôi nhà mơ ước với cách thức này.

I. Mua nhà giấy tay là gì? 

Kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn tuyệt đối
Kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn tuyệt đối

Mua nhà giấy tay là một hình thức giao dịch bất động sản giữa bên A là người bán và bên B là người mua. Họ tự trao đổi, thỏa thuận hình thức mua bán, giá cả nhà đất sau đó ký kết với nhau trên cơ sở tự nguyện.

Đây là hình thức không có sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Do vậy, hợp đồng mua bán này chỉ là thỏa thuận trên danh nghĩa “thuận mua vừa bán”, không có tính pháp lý.

II. Những rủi ro của mua nhà giấy tay

Mua nhà giấy viết tay chỉ là giao dịch được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận của hai bên mà không có sự công nhận từ phía Nhà nước. Bởi vậy, sự an toàn khi mua nhà đất bằng giấy viết tay chủ yếu dựa trên sự tin tưởng, an toàn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Dưới đây là những rủi ro khi giao dịch mua nhà giấy tay người mua có thể gặp phải:

1. Không thể đăng ký chuyển nhượng nhà đất 

Theo quy định của Luật Dân sự, một tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở nếu muốn chuyển nhượng phải lập văn bản có công chứng. Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 35 Luật Công chứng, phòng công chứng chỉ nhận hợp đồng mua bán nhà khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do vậy, khi mua bán nhà bằng giấy viết tay sẽ không thể đăng ký quyền chuyển nhượng đất.

2. Người mua “đuối lý” khi xảy ra tranh chấp

Mua nhà giấy tay còn được hiểu là hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà đất. Theo quy định tại Điều 121, 123 Luật nhà ở 2014, Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho người khác thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu trong quản lý nhà ở.

Như vậy, hợp đồng ủy quyền không phải là căn cứ chuyển quyền sử dụng đất, nhà từ người này sang người khác. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bên bán có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào chỉ cần báo trước cho bên được ủy quyền. Quy định này khiến người mua dễ dàng bị lợi dụng. Khi xảy ra tranh chấp người mua sẽ “đuối lý” và bị xử thua trước Tòa án.

3. Không được phép xây dựng, cải tạo nhà nếu muốn

Những ngôi nhà giao dịch mua bán qua giấy viết tay có thể là những ngôi nhà được xây dựng do lấn chiếm đất công, kênh rạch hay những ngôi nhà dính quy hoạch, thu hồi để giải tỏa. Người mua sẽ không được phép xây dựng thêm, cải tạo nhà, thậm chí có thể bị cưỡng chế thu hồi nhà đất.

III. Kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn 

Ham rẻ, chủ quan và tin theo những lời ong bướm của môi giới “ma” khiến nhiều người dẫu biết mua nhà giấy tay tiềm ẩn không ít những rủi ro nhưng vẫn “lao đầu vào”. Làm sao để hạn chế những rủi ro?

1. Kiểm tra kỹ càng các giấy tờ pháp lý, thông tin liên quan đến nhà

Khi mua nhà đất, việc kiểm tra kỹ càng các thông tin pháp lý cùng nguồn gốc của nhà đất là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn xác nhận được nhà đất định mua có đủ điều kiện cấp sổ đỏ hay không, có thuộc diện quy hoạch hay giải tỏa không?

Bên cạnh đó, việc xác nhận thông tin người bán cũng quan trọng không kém. Hãy kiểm tra giấy tờ tùy thân của họ, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin của các thành viên trong gia đình. Giao dịch nhà chỉ an toàn khi có sự đồng ý của tất cả thành viên trong gia đình.

2. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ viết tay đúng luật

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm 2 bên ký kết và hợp đồng có công chứng. Do vậy theo Điểm c Khoản 1 Điều 99,  trường hợp mua nhà giấy tay sẽ thuộc dạng sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất.

Các giấy viết tay cần thiết khi tiến hành giao dịch gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Hợp đồng đặt cọc
  • Giấy mua bán nhà đất theo mẫu

3. Ký kết giấy tờ khi có người thứ 3

Các hợp đồng không qua công chứng để đảm bảo quyền lợi của cả người bán và người mua cần có người làm chứng. Với giao dịch lớn này bạn nên có từ 2 người làm chứng trở lên. Trong hợp đồng, các nội dung liên quan đến mua bán, người làm chứng đều phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Lập vi bằng giao dịch 

Lập vi bằng là việc cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền tiến hành công nhận giao dịch của bạn đã diễn ra, họ cũng là bên thứ 3 bảo vệ quyền lợi cho cả người mua và người bán khi xảy ra tranh chấp.

Trên đây là những kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn, đúng luật mà Kinh Nghiệm Mua Bán gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn có giao dịch mua bán nhà giấy tay an toàn nhất.

Chúc bạn thành công!

Rate this post