Bật mí kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng giỏi, lương cao

Chia sẻ những kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng đơn giản, thủ nhập cao cho người mới.

Nhân viên tư vấn tín dụng ngân hàng là một trong những từ khóa đang hot nhất hiện nay và được nhiều ứng viên ứng tuyển vào ngành này. Tuy nhiên, cứ 25 – 30 tân cử nhân thì mới có 1 người ứng tuyển thành công. Và khi bước chân vào ngành này thì bạn cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng chuyên môn như kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp,… cũng như những kinh nghiệm làm tín dụng.

Hiểu được nhu cầu này, Kinh Nghiệm Mua Bán sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng giỏi, lương cao trong bài viết dưới đây.

I. Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?

1. Khái niệm

Nhân viên tín dụng ngân hàng là người trực tiếp thực hiện những nghiệp vụ, tiếp xúc với khách hàng. Do đó, họ chịu một áp lực lớn từ cấp trên và khách hàng.

Đây cũng là một trong những lý do nhiều người từ bỏ công việc này để tìm một công việc khác. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt công việc này bạn sẽ có một mức lương mơ ước cùng một công việc ổn định.

Nhân viên tín dụng ngân hàng

2. Công việc của một nhân viên tín dụng ngân hàng

Thông thường, công việc của một nhân viên tín dụng ngân hàng là:

  • Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Tiếp xúc, tư vấn khách hàng
  • Thẩm định khách hàng
  • Hỗ trợ khách hàng làm những thủ tục cần thiết
  • Theo dõi tình trạng sử dụng vốn vay của khách hàng
  • Chuyển nhóm nợ, tất toán hợp đồng

II. Kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng

Để trở thành một nhân viên tín dụng giỏi với mức lương như mong muốn thì bạn cần phải trang bị cho bản thân những kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng như sau:

1. Nắm vững kiến thức nghiệp vụ

Bạn sẽ không thể trở thành một nhân viên tín dụng giỏi nếu bạn thiếu hụt những kiến thức nghiệp vụ. Bởi những kiến thức cơ bản về vay vốn tín dụng, ngân hàng,… là những điều cần thiết nhất, là hành trang giúp bạn nhanh chóng hòa đồng với môi trường nơi đây.

Hơn nữa, nếu bạn có kiến thức chuyên môn sâu sắc, bạn sẽ biết cách truyền đạt thông tin đến khách hàng một cách dễ hiểu nhất. Khách hàng cũng đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn qua cách bạn tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho họ. Nhờ đó mà bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, khiến doanh thu của bản thân tăng nhanh chóng.

Kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng giỏi, xuất sắc

2. Kỹ năng giao tiếp tốt

Nhân viên tín dụng ngân hàng là người tiếp xúc trực tiếp và liên tục với những đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, việc trang bị cho bản thân những kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho bạn nhanh chóng tạo được mối quan hệ tốt và có được lòng tin ở khách hàng.

Ngoài ra, nếu bạn là một người khéo léo, giao tiếp giỏi thì khách hàng sẽ chủ động giới thiệu người thân, bạn bè tham gia các dịch vụ ngân hàng của bạn. Vì vậy, đây là một trong những kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng quan trọng nhất mà một nhân viên tín dụng cần phải có.

3. Tính chủ động cao

Khi tỷ lệ chọi cao, các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt thì tính chủ động là một trong những điều mà nhân viên tín dụng cần phải có. Đó là việc bạn chủ động tìm kiếm khách hàng, chủ động bắt chuyện để giữ chân khách hàng và chủ động tìm cơ hội cho chính bản thân mình.

4. Tính cẩn trọng

Tính cẩn trọng là kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng không thể thiếu, nhất là những công việc liên quan đến tiền thì bạn không được lơ là. Chỉ cần một sai sót nhỏ thôi là bạn có thể phải trả giá bằng đồng tiền của mình, công việc đang có, thậm chí là cả ngân hàng bị ảnh hưởng.

Tính chủ động là một trong những điều mà nhân viên tín dụng cần phải có

5. Kỹ năng tin học và ngoại ngữ

Đây là hai kỹ năng bắt buộc phải có của một nhân viên tín dụng. Hai kỹ năng này sẽ giúp con đường sự nghiệp của bạn thăng tiến nhanh hơn, đồng thời mức lương cũng sẽ cao hơn.

Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng online tại nhà hiệu quả năm 2020

III. Khó khăn khi làm nhân viên tín dụng

Khi mới bước chân vào nghề, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và sẽ gặp phải một vài khó khăn nhất định. Khi đó, bạn cần phải có kiến thức để giải quyết chúng:

1. Không kiếm được khách

Mỗi một nhân viên tín dụng khi mới bước vào nghề đều gặp khó khăn này đầu tiên. Áp lực doanh số, từ cấp trên để tìm kiếm nguồn khách hàng nhưng bản thân lại không có kinh nghiệm, không có mối quan hệ. Vậy phải làm thế nào?

Thực tế, để kiếm được khách hàng tiềm năng, bạn phải biết đối tượng mình đang hướng đến là ai? Họ làm những công việc gì? Ở đâu? Và họ đang cần những gì? Lý do họ cần vay là gì?… Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời những câu hỏi trên, tìm hiểu hành vi của họ. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm nguồn khách hàng hơn.

2. Khách hàng không trung thực

Không ít những khách hàng kê khai giấy tờ giả mạo với mục đích vay được nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó, nếu bạn không thẩm định khách hàng cẩn thận, sau khi ký hợp đồng cho vay thì hậu quả là rất to lớn. Chính vì vậy, bạn cần phải kiểm tra đầy đủ thông tin của khách hàng và phải điều tra ngay những thông tin không xác thực.

3. Cạm bẫy

Đây là những câu chuyện bên lề của nghề tín dụng ngân hàng. Cứ vài ba tháng lại thấy mấy vụ phanh phui, ông nọ bà kia đi tù và nhân viên bị chịu ảnh hưởng không ít. Thậm chí, nhân viên tín dụng vì muốn đạt doanh số mà bất chấp ký hợp đồng xấu. Vì vậy, khi đứng trước những cám dỗ này, bạn cần phải có một tinh thần thép và khả năng chịu đựng lớn.

Trên đây là những kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng mà bạn có thể tham khảo. Và bạn đừng quên để trở thành một nhân viên tín dụng giỏi, bạn cần có phong thái làm việc chuyên nghiệp, khéo léo, thông minh, kiên trì, xử lý công việc hiệu quả và chịu áp lực tốt.

Tom Chan – Ban biên tập Kinh Nghiệm Mua Bán

Rate this post