Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

Chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ cho thuê hữu ích nhất bạn không nên bỏ qua.

Nhu cầu di chuyển, học tập và làm việc ngày một lớn, kéo theo đó là nhu cầu thuê trọ cũng tăng lên. Kinh doanh nhà trọ hiện nay không đơn thuần là hình thức thu lợi nhỏ mà đã trở thành mô hình kinh doanh “1 vốn 4 lời” được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

Cùng khám phá những tiềm năng và thách thức từ việc kinh doanh nhà trọ của những người đi trước qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tiềm năng và thách thức khi kinh doanh nhà trọ

Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ
Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

1. Những tiềm năng thu lời lớn từ kinh doanh nhà trọ

1.1. Nhu cầu lớn, ngày một tăng

Hiện nay, nhu cầu sinh sống tại các khu trung tâm trong thời gian dài ngày càng nhiều, nhu cầu về chỗ ở vì thế tăng lên chóng mặt và không có dấu hiệu hạ nhiệt.

1.2. Tỷ suất lợi nhuận lâu dài

Mô hình kinh doanh nhà trọ mang lại cho chủ đầu tư lợi nhuận lâu dài, số vốn chỉ bỏ một lần nhưng có thể thu lời vài chục năm. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng bất động sản của khu nhà trọ sẽ ngày một tăng, khả năng sinh lời cao nếu chủ đầu tư muốn bán lại.

1.3. Doanh thu bền vững

So với những mô hình kinh doanh khác có thể phá sản bất kỳ lúc nào nếu không có chiến lược đúng đắn thì đầu tư cho thuê nhà trọ luôn có thu nhập đều đặn hàng tháng. Chủ đầu tư kinh doanh trên chính mảnh đất do mình sở hữu không cần lo lắng sẽ phá sản.

1.4. Mô hình lựa chọn đa dạng

Đối tượng thuê nhà trọ vô cùng đa dạng từ học sinh, sinh viên đến người lao động, từ người thu nhập thấp cho đến người có thu nhập cao. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của mình mà chủ đầu tư có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp như nhà trọ giá rẻ, nhà trọ bình dân, căn hộ cao cấp hay homestay cao cấp.

2. Thách thức khi kinh doanh dịch vụ phòng trọ

2.1. Thu hồi vốn chậm

Số tiền bỏ ra để xây dựng một ngôi nhà, khu nhà trọ để kinh doanh không phải là con số nhỏ, đặc biệt là những khu nhà trọ cao cấp. Một phòng trọ trung bình có mức cho thuê một tháng dao động từ 1-5 triệu đồng. Với mức thu này thì phải mất trung bình từ 3-5 năm chủ nhà mới có thể thu hồi hết số vốn.

2.2. Thủ tục pháp lý không đơn giản

Ngày càng nhiều khu trọ được xây dựng khiến cho việc kiểm soát xây dựng trở nên khó khăn. Chính vì vậy mà chính quyền hiện đang thắt chặt các thủ tục pháp lý xây dựng thậm chí yêu cầu bắt buộc người ở phải có đăng ký tạm trú tạm vắng.

2.3. Khách trọ phức tạp

Một khu trọ thường có số lượng lớn người tạm trú và dĩ nhiên sẽ có người tốt và người xấu. Sự phức tạp trong cách sống, thói quen và quan niệm của nhiều người sẽ gây ra khó khăn cho chủ đầu tư trong quản lý.

II. Những mô hình kinh doanh nhà trọ siêu hiệu quả hiện nay

Theo kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ của những người đi trước, hiện nay 3 mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất hiện nay bao gồm: nhà trọ giá rẻ, nhà trọ cao cấp – nguyên căn và mô hình homestay.

1. Mô hình kinh doanh nhà trọ giá rẻ

Kinh doanh nhà trọ giá rẻ được xem là mô hình kinh doanh tiềm năng và đem lại nguồn thu cao nhất hiện nay. Khách hàng trực tiếp của hình thức chính là học sinh, sinh viên, công nhân những người có thu nhập thấp đến trung bình. Số lượng khách hàng này vô cùng lớn và không ngừng gia tăng.

Không cần bỏ quá nhiều chi phí cho cơ sở vật chất, đòi hỏi của khách trọ cũng không cao. Thông thường, mức giá trung bình cho một phòng trọ giá rẻ dao động từ 1-3 triệu đồng với diện tích từ 10-25m2.

2. Mô hình kinh doanh nhà trọ cao cấp, nguyên căn

Mô hình cho thuê nhà trọ cao cấp, nguyên căn hướng đến đối tượng là những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao. Những người này có mong muốn được sống trong ngôi nhà rộng rãi, riêng tư, yên tĩnh, điều kiện vật chất tốt, an toàn tuyệt đối.

Kinh doanh phòng trọ cao cấp, nguyên căn cần đáp ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất tốt, nội thất chất lượng. Nhà đầu tư sẽ phải bỏ một số vốn tương đối lớn, tuy nhiên mức giá cho thuê rất cao trung bình từ 7-15 triệu đồng/tháng.

3. Mô hình Homestay

Nhà trọ Homestay là sự kết hợp giữa nhà riêng và hình thức ký túc xá cho không gian phòng ngủ, tủ cá nhân. Với hình thức phòng trọ này, các bạn sinh viên, người đi làm với thu nhập không lớn vẫn có thể sinh sống trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, an toàn và chi phí thấp.

Với các chủ đầu tư, mô hình Homestay là phân khúc đầu tư khá an toàn, hầu như không bị biến động bởi thị trường bất động sản. Mức giá cho thuê dao động từ 1,3 – 1,5 triệu/tháng.

Có thể khẳng định rằng kinh doanh nhà trọ theo hình thức Homestay đem lại lợi ích 2 chiều cho cả nhà đầu tư lẫn người thuê trọ.

III. Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ từ những người thành công 

Kinh doanh nhà trọ không đơn giản chỉ cần nhà, phòng trọ là có thể mang về lợi nhuận cao. Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ từ những người đã thành công trước đó, tham khảo để kinh doanh hiệu quả nhé!

1. Nghiên cứu thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu 

Dù là kinh doanh nhà trọ hay lĩnh vực bất kỳ điều bạn cần làm ngay từ đầu chính là xác định thị trường mục tiêu và lựa chọn cho mình khách hàng mục tiêu. Căn cứ vào số vốn, khả năng bản thân, hãy nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi như: họ là ai, nhu cầu của họ như nào, mong muốn ra sao, nguồn tài chính bao nhiêu và làm cách nào để tiếp cận họ.

2. Lựa chọn mô hình nhà trọ tốt nhất 

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu phù hợp với số vốn, khả năng kinh doanh, quản lý của bạn hãy lựa chọn mô hình tốt nhất.

Để đảm bảo kinh doanh có lãi, thu hồi vốn nhanh nhất có thể bạn cần đưa ra mức giá cho thuê phù hợp. Theo kinh nghiệm kinh doanh phòng trọ, giá phòng cho thuê cần dựa vào mặt bằng giá cho thuê phòng tại khu vực.

3. Có quy định, điều kiện thuê phòng rõ ràng

Nhu cầu thuê phòng trọ của cá nhân, gia đình ngày một lớn. Tuy nhiên, không phải người thuê trọ nào cũng có hành vi, nhận thức giống nhau, sẽ có tốt, có xấu. Việc kiểm soát người ở cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Bởi vậy, để kinh doanh phòng trọ lâu dài, số phòng trống thấp, ít gặp nguy cơ liên quan đến pháp lý bạn cần đưa ra những yêu cầu, quy định hợp tình hợp lý để đảm bảo an ninh. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy thuê một người quản lý, điều hành để được hỗ trợ.

4. Có hợp đồng thuê phòng rõ ràng, hợp pháp

Hợp đồng thuê phòng là giấy tờ pháp lý đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho cả người cho thuê và người thuê. Trước hết, hãy đảm bảo hợp đồng hợp pháp, đầy đủ các thông tin cơ bản của bên A và bên B. Trong hợp đồng cần đề cập tới quy định, trách nhiệm của cả hai bên, giá phòng và đâu là cách giải quyết khi mỗi bên vi phạm/phá hợp đồng.

5. Quảng bá phòng trọ và tìm kiếm khách hàng

Nhà nhà cho thuê phòng trọ, người người có phòng trọ cho thuê. Dù bạn có phòng trọ tốt, giá ổn nhưng lại chỉ lèo tèo vài khách, thậm chí chẳng ai thuê phòng. Lúc này, bạn cần quảng bá phòng trọ và tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều hình thức quảng bá phòng trọ chẳng hạn như quảng cáo trên mạng xã hội, phát tờ rơi hay quảng bá thông qua các trang rao vặt bất động sản,…

Kinh doanh nhà trọ đang là một trong những hướng đi thông minh. Tuy có tiềm năng nhưng cũng chứa đựng không ít thách thức cho chủ đầu tư. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh kiếm lời bằng hình thức này, hãy cân nhắc thật kỹ và áp dụng kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ Kinh Nghiệm Mua Bán chia sẻ phía trên nhé.

Chúc bạn thành công!

Rate this post