Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ 2024

Chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ đơn giản, hiệu quả, dễ sinh lời nhất.

Kinh doanh nhà nghỉ là một trong những lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai đầu tư đều thu lại lợi nhuận và thành công với ngành dịch vụ tiềm năng này. Hôm nay Kinh Nghiệm Mua Bán sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết “vàng” để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này nhé!

I. Kinh doanh nhà nghỉ hấp dẫn nhưng đầy khó khăn

1. Tiềm năng tuyệt vời thu lời từ kinh doanh nhà nghỉ

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ 2024
Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ 2024

Theo bình chọn của tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO) năm 2019, Việt Nam đứng top 7 du lịch tăng trưởng của thế giới. Theo thống kê của Sở Văn hóa & Du lịch, hàng năm số lượng khách quốc tế và nội địa sử dụng dịch vụ lưu trú ngắn hạn rất lớn, tính đến hết năm 2017, tổng doanh thu từ dịch vụ này ước tính đạt 150 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay góp phần lớn giúp kinh doanh ngày một hiệu quả. Các nhà nghỉ có thể quảng bá thương hiệu của mình trực tiếp lên các kênh truyền thông hoặc hợp tác với các đối tác trong cùng lĩnh vực du lịch hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh và chia % hoa hồng cùng có lợi.

2. Những khó khăn của kinh doanh khách sạn

2.1. Cần vốn lớn 

Nhà nghỉ muốn kinh doanh tốt cần có vị trí đẹp, gần khu dân cư đông đúc hoặc gần địa điểm du lịch nổi tiếng. Và dĩ nhiên với những địa điểm này thì giá đất thuê hay mua đều vô cùng đắt đỏ.

Ngoài chi phí đất, nhà đầu tư tiếp tục phải chi một khoản lớn để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân sự ngay từ khi chưa có doanh thu mang về. Bên cạnh đó chi vận hành và đầu tư marketing cũng không nhỏ.

2.2. Quá nhiều thủ tục pháp lý

Theo quy định, muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà nghỉ nhà đầu tư cần có cá loại giấy tờ sau:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn.

– Giấy phép an ninh trật tự.

– Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy của công an.

Các văn bản, thủ tục hành chính, cấp phép này cần nhiều thời gian và nhà nghỉ phải đảm bảo đáp ứng tất cả những quy định về an toàn, chất lượng mới được cấp phép hoạt động.

2.3. Quản trị không đơn giản

Không phải lúc nào bạn cũng có thể nắm bắt tất cả những công việc của nhà nghỉ từ cơ sở vật chất, nhân viên cho đến dịch vụ. Những đặc trưng của khách sạn khiến cho nhiều người thất bại do quản lý kém.

2.4. Cạnh tranh gay gắt

Lợi nhuận tốt, nhu cầu lớn bởi vậy mà số lượng nhà nghỉ cạnh tranh cũng vô cùng lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi chủ nhà nghỉ luôn có nhiều phương án phát triển đáp ứng và bắt kịp xu hướng.

II. Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ thu lời hiệu quả 

Kinh doanh nhà nghỉ ngày càng khó khăn nhất là thời covid-19 đã và đang chưa có dấu hiệu dừng lại. Dưới đây là những kinh nghiệm được nhiều chủ đầu tư áp dụng thành công, hãy tham khảo nhé!

1. Xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu 

Nhà đầu tư cần tiến hành khảo sát thị trưởng, khảo sát khách hàng để tìm kiếm cho mình đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. So sánh với số vốn hiện có và khả năng phát triển nhằm lựa chọn cho mình mô hình nhà nghỉ phù hợp, có thể là nhà nghỉ giá rẻ, bình dân hay cao cấp. Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm, giá phòng cũng sẽ được xác định chính xác.

2. Chú trọng tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên 

Yếu tố con người là phần không nhỏ góp phần vào sự thành công của nhà nghỉ. Một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm và chuyên nghiệp sẽ để lại ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Bên cạnh đào tạo, quản lý thường xuyên nhà nghỉ cũng cần triển khai tổng kết hàng tuần, tháng và năm, khen thưởng nhân viên có thành tích cao và phê bình những cá nhân vi phạm, yếu kém.

3. Xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài

Một chiến lược marketing hiệu quả chính là chìa khóa đem đến sự thành công.

Đã kinh doanh là phải có chiến lược, ngay từ khi chưa đưa vào hoạt động cho đến khi phát triển nhất, gặp khủng hoảng hay mở rộng quy mô, dịch vụ hệ thống kinh doanh của nhà nghỉ đều phải có hướng đi rõ ràng, chiến lược phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau.

4. Đầu tư vào chất lượng dịch vụ 

Đối tượng khách hàng của nhà nghỉ đông đảo và vô cùng phong phú với nhiều tuổi tác, quốc tịch, khả năng chi trả khác nhau. Để đảo bảo nhà nghỉ luôn có khách, được khách hàng nhớ và quay lại vào lần du lịch tiếp theo thì chủ đầu tư phải cung cấp cho họ những dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Ngay từ những điều nhỏ như khăn tắm, bàn chải đánh răng, mạng internet,… cần được chú trọng và cải thiện ngay khi cần.

Hy vọng với những kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ của Kinh Nghiệm Mua Bán, bạn sẽ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ thành công, thuận lợi và mang lại doanh thu “khủng”.

Chúc bạn thành công!

Rate this post